Автор Тема: Помогите!!!  (Прочитано 12966 раз)

0 Пользователей и 1 Гость просматривают эту тему.

Ngoc

  • Гость
Помогите!!!
« : 01 Июня 2006 04:45:11 »
    У меня есть очень важные информации для курсовика, но только на Вьетнамском. Очень срочно надо перевести на руский, а у меня малая способность, мне трудно. Помогите, пожалуйста, кто знает Вьетнамский язык!



ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC ĐẾN
MÔI TRƯỜNG VÙNG CỬA SÔNG VÀ VEN BỜ

Việc đắp đập trữ nước trên thế giới đã có từ lâu nhưng đến thế kỷ 20 nó trở thành một trào lưu. Đắp đập trữ nước vừa mang lại lợi ích rất to lớn nhưng đồng thời cũng mang đến hậu quả xấu không nhỏ.

Việt Nam ta việc đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa đến môi trường thượng lưu và hạ nguồn đã có nhưng đánh giá ảnh hưởng đến môi trường cửa sông và vùng ven biển còn ít được xem xét. So với nhiều nước, sự căng thẳng về tài nguyên nước ngọt của ta chưa phải là lớn. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy ta cần có đánh giá tác động môi trường kỹ lưỡng của đập lên lưu vực nói chung và ở vùng cửa sông, ven bờ biển nói riêng để có những ứng xử thích hợp.

Một trào lưu của thế kỷ 20.

Từ xa xưa con người đã biết  đắp đập trữ nước, chủ yếu dùng cho sinh hoạt và nông nghiệp. Dấu   tích các đập  ít nhất từ 3000 năm trước công nguyên đã tìm thấy ở Jordan, Ai Cập và vùng Trung Đông. Nhưng chỉ đến nửa sau của thế kỷ 20,  xây đập mới trở thành một trào lưu mạnh mẽ  do nhu cầu phát triển công nghiệp, thuỷ điện và phòng chống  lũ lụt. Theo thống kê năm 1998 của Uỷ ban đập nước thế giới (WCD),  nhân loại đã xây dựng 47655 đập  nước lớn ở trên 150 nước. Năm nước có nhiều đập nhất là Trung Quốc 22000 cái, Hoa Kỳ  6575 cái, ấn Độ 4291 cái, Nhật Bản 2675 cái và Tây Ban Nha  1196 cái. Theo khu vực, đứng đầu là châu á   với 31340 cái, tiếp theo là Tây Âu 4277 cái, châu Phi 1269 cái, Đông Âu 1203 cái, Nam Mỹ 979 cái, Bắc và Trung Mỹ 801 cái,  châu úc và các  nước châu  á  gần cạnh 577 cái. ở lân cận Việt Nam, ngoài Trung Quốc,  Thái Lan có 204 cái, Lào 1 cái và Campuchia 1 cái.  Thời gian xây dựng các đập thường 5-10 năm và trung bình  mỗi năm thế giới có  thêm 160-320 đập mới. Việc xây đập tăng nhanh đến mức chóng mặt  vào những năm 70, khi  mỗi ngày có 2 hoặc 3 đập lớn được hoàn thành ở nơi nào đó trên thế giới.  Vào những năm 90, trung bình mỗi năm chi phí  32-46 tỉ  USD để xây dựng các đập lớn, mà bốn phần năm số đập  ở các nước đang phát triển với kinh phí đầu tư 22-31 tỉ USD.

Lợi ích to lớn.

Trong  thế kỷ 20, các  đập lớn được coi là một trong những công cụ hiệu quả nhất đối với việc sử dụng và quản lý tài nguyên nước. Hơn 45 nghìn đập lớn đã thực sự đóng vai trò quan trọng trợ giúp nguồn nước cho cộng đồng và  phát triển kinh tế,  sản xuất lương thực, cung cấp điện năng, phòng chống lũ lụt và dùng trong sinh hoạt. ở  châu á, mục tiêu sử dụng đập chứa  bao gồm  tưới  63%, thuỷ điện 7%, trữ nước 2%, ngăn ngừa lũ lụt 2%,  đa mục tiêu 26% và  các mục đích khác 4%.

Các đập chứa đáp ứng một nhu cầu rất lớn nước tưới và sinh hoạt. Một nửa số đập chứa dùng cho tưới hoặc ban đầu là tưới và 30-40% của 271 triệu hecta đất được tưới nhờ vào đập, đóng góp 12-16% tổng lương thực thế giới. Dân số thế giới trên 6 tỷ và mỗi người cần có 50lít nước ngọt sinh hoạt mỗi ngày hay hơn 18,25m3/năm. Ngày nay,  mỗi năm nhân loại cần 3800km3 nước ngọt, gấp hai lần so với 50 năm trước.  Trong đó, 67% nước cho nông nghiệp, 19% cho công nghiệp, 9% cho dân dụng và sinh hoạt. Vào năm 2025 sẽ có  3,5 tỷ người sống ở vùng thiếu nước, gấp 6,5 lần hiện nay.

Nhu cầu điện năng vẫn còn rất lớn. Thế giới có khoảng 2 tỷ ngưòi nghèo ở nông thôn và ở cả thành thị chưa được dùng điện. Thuỷ điện đã cung cấp 19% điện năng  ở  hơn 150 nước trên thế giới, trong đó  có 24 nước dựa  90%  vào nguồn điện năng này.

Lũ lụt là một trong những thiên tai kinh hoàng nhất của nhân loại. Vào những năm từ 1972 đến 1996, lũ tác động đến cuộc sống của hàng trăm triệu người,  gây hại hơn bất kỳ một tai hoạ nào, kể cả chiến tranh, hạn hán và nạn đói.  Với số lượng đập trữ nước lớn hiện có, chúng đã đóng vai trò tích cực phòng chống lũ lụt và góp phần giảm nhẹ thiên tai này.

Các đập chứa còn mang lại một số lợi ích khác như điều hoà  khí hậu, tăng quỹ đất ngập nước và  nghề cá nước ngọt. Trong số 957  khu đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế (Ramsar Site)  vào cuối 1998,  có 10% là  khu đất ngập nước hồ nhân tạo bên cạnh 25% khu đất ngập nước hồ tự nhiên.

Tác động nghiêm trọng

                   Lợi ích các đập rất lớn, nhưng hậu quả của chúng ngày càng được đánh giá là nghiêm trọng và có thể nhân loại chưa nhận thức hết được. Tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do chúng gây ra  không chỉ ở trên lưu vực, mà còn rất lớn ở vùng cửa sông ven bờ, không chỉ ở qui mô địa phương,  mà còn ở qui mô khu vực, toàn cầu. . Về phương diện dân sinh-kinh tế, các công trình đập có những tác động trực tiếp, làm khoảng  40-80 triệu người phải di dời  cùng với những thiệt hại có thể, hoặc không thể bù đắp được về  tài sản, cơ sở hạ tầng, văn hoá cộng đồng, những mất mát tại chỗ về tài nguyên  nhân văn và  thiên nhiên.  Mất mát tài nguyên thiên nhiên và tác động tiêu cực về môi trường sinh thái  không chỉ tại chỗ, mà trên toàn lưu vực, kể cả thượng nguồn, hạ nguồn và  vùng biển ven bờ mà trên 60% tác động không được tính đến khi thiết kế đập.

Hiện nay, những biến động môi trường toàn cầu liên quan đến nhân tác ở tầm vĩ mô thuộc về hai vấn đề quan trọng nhất. Thứ nhất là  biến đổi khí hậu, trong đó  có gia tăng khí nhà kính làm trái đất nóng lên do hoạt động công nghiệp và phá rừng. Thứ hai là sự suy giảm  nghiêm trọng  nguồn vật chất từ lục địa   đưa ra biển do sông chuyển tải, bao gồm nước, trầm tích và dinh dưỡng. Mặt trái đất được chia thành ba đới cơ bản là lục địa, dải ven bờ và đại dương. Dải ven bờ theo quan điểm  về tương tác lục địa và đại dương ở dải ven bờ (LOICZ) bao gồm cả vùng  thềm lục địa. Đây là nơi tập trung tài nguyên thiên nhiên, dân số và các cơ sở kinh tế quan trọng nhất của nhân loại.  Hàng năm,  một lượng nước ngọt khổng lồ từ lục địa đổ ra dải ven bờ, mang theo 13,5 x 109 tấn vật chất rắn lơ lửng, 1,5 x109 tấn vật liệu di đáy và 4 x109 tấn vật chất tan. Quá trình tương tác và trao đổi vật chất giữa lục địa và đại dương ở dải ven bờ tạo nên một thế cân bằng động về môi trường, sinh thái và cơ cấu tài nguyên thiên nhiên. Quá trình này đã xảy ra hàng trăm triệu năm trong những hoàn cảnh cổ địa lý khác nhau và  trạng thái hiện tại cơ bản được thiết lập trong  6-8 nghìn năm qua. Chỉ vào nửa sau thế kỷ 20, các đập, bồn chứa nội địa và nước tưói đã làm giảm 60% nước sông và kèm theo là một lượng rất lớn chất rắn và hoà tan bị lưu giữ lại lục địa.  Phân bố của phần còn lại khi đưa ra biển cũng bị thay đổi  sâu sắc.  Sự mất đi đột ngột một  lượng rất lớn nước ngọt, trầm tích và dinh dưỡng đưa ra dải ven bờ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như xói lở bờ biển,  xâm nhập mặn, thay đổi chế độ thủy văn, mất nơi cư trú  và bãi giống, bãi đẻ của sinh vật, suy kiệt dinh dưỡng và giảm  sức sản xuất của vùng biển ven bờ, dẫn đến thiệt hại lớn về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản đánh bắt, nuôi trồng.

Ví dụ rõ rệt nhất  là ở  vùng cửa sông Hoàng Hà,  một trong những con sông lớn nhất thế giới.  Lưu lượng nước và trầm tích của sông này giảm mạnh từ những năm 1950 do 200 hệ thống nước tưới và 8 đập lớn  nước tưói và thuỷ điện dọc sông.  Tại Trạm  thuỷ văn  Lijin cách cửa sông  105km, tải lượng nước 49,1km3/năm vào những năm 50  chỉ còn 15,4km3/năm vào những năm  90. Tải lượng trầm tích 1,3 x 109 tấn/năm vào những năm 50 giảm xuống chỉ còn  0,287 x 109 tấn/năm vào những năm 90. Nước trên lưu vực sông Hoàng Hà dùng cho công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt 12,2 km3 vào những năm 50  tăng lên 30 km3 vào những năm  90.  Sự suy giảm nước và trầm tích của sông mạnh vào đầu những năm 70 chủ yếu do xây  đập chứa Sanmenxia, mạnh nhất vào những năm 90  khi  đập chứa Xiaolangdi lớn nhất trên sông được xây dựng  với dung tích chứa 12,7 tỉ m3 nước và chúng giữ lại hồ 9,75 tỉ tấn bùn cát. Hoàng Hà trở thành sông chảy theo mùa và không còn dòng chảy ở hạ lưu. Tại Trạm Lijin,  vào 1972 có 19 ngày trong năm, nhưng đến  năm 1997 có tới 226 ngày trong năm không có dòng chảy, dù rằng lượng mưa ở  trung và thượng lưu vào  những năm 90 gấp 1,7 lần những năm 50.

Nhiều đập khác cũng làm giảm đáng kể nước và bùn cát lơ lửng xuống hạ lưu sông và ven bờ. Đập Farakka trên sông Hằng ở ấn Độ làm giảm 75% dòng chảy xuống Bangladesh. Sự bồi tụ chậm của châu thổ sông Nin vẫn được duy trì sau khi đắp đập chứa nước Delta  vào năm 1868. Hiện nay, đập  Aswan làm giảm một lượng nhỏ nước sông, nhưng lại giữ lại lượng trầm tích rất lớn. Đập này cùng các đập khác đã gây xói lở  5-8m/năm, có chỗ đạt 240m/năm trên phần lớn bờ châu thổ. Bờ biển Togo và Benin đang bị xói lở 10-15m/năm do đập Akosombo trên sông Volta ở Ghana bẫy giữ trầm tích đưa ra biển.  Trên sông Rhone ở Pháp,  các đập nước đã làm giảm bồi tích đưa  ra Địa Trung Hải từ 12 triệu tấn/ năm vào thế kỷ XIX, nay chỉ còn 4-5 triệu tấn/năm,  gây xói lở 5m/năm cho bãi biển vùng Camargue  và Longuedoc, gây tốn phí rất lớn cho bảo vệ bờ biển.

Có nhiều dẫn liệu về  mối liên hệ  giữa đập và sự suy giảm  lượng cá cửa sông  ven bờ. Đập Aswan  làm giảm đáng kể cá mòi và một số loài cá khác ven bờ Địa Trung Hải.  Hàng năm Senegal bị mất 11250  tấn cá do đắp đập ở Niger.  Sự suy giảm này do   đập thượng nguồn gây ra những  thay đổi  về điều kiện sinh thái ven bờ,  giảm nguồn dinh dưỡng,  mất nơi cư trú và bãi giống, bãi đẻ,  mất đường di cư  sinh sản của cá. Đập cản đường di cư của cá lên thượng nguồn hoặc xuống hạ lưu. Trên sông Columbia,  lượng cá hồi bị giết khoảng 5-14% mỗi khi  vượt qua 1 trong 8 đập lớn khi  ngược sông. Có một số  hạn chế cầu vượt cho cá được thiết kế khi xây đập, ví dụ như 16 cầu vượt trên 450 đập ở Nam Phi và 9,5% trong số 1825 đập ở Mỹ. Đập Pak Mun trên sông Mekong ở Thái Lan cũng được thiết kế  cầu cho cá vượt. Tuy nhiên, hiệu quả của các cầu vượt thấp. ở Na Uy, trong số 34 cầu vượt  cho cá trên 40 đập,  26% hoạt động tốt, 41% không tốt và  32% không hoạt động được. Nói chung, 36% các dự án đập không đáp ứng được vấn đề di cư của cá. Không chỉ giảm tải lượng nước, chế độ dòng chảy thay đổi cũng tạo nên bất lợi cho môi trường sống của các loài thuỷ sản. ở châu thổ Zambezi, dòng chảy mùa thay đổi do đập làm mất  10 triệu USD tiền tôm ở ven bờ.

Dòng nước ngọt làm tăng sản phẩm cá biển do làm tăng dinh dưỡng và  có nhiều trứng cá, cá con ở cửa sông, ven bờ châu thổ. Gần đây,  khi đánh giá tác động của một đập lớn ba bậc có tên là  Three Gorges chuẩn bị xây dựng  trên sông Trường Giang, giáo sư Chen T. A. C. (2000) ở Đài Loan, đã phát hiện ra mối quan hệ đồng biến giữa  lượng nước ngọt do sông tải ra và lượng cá ở biển Đông Trung Hoa. Theo Ông, dinh dưỡng photpho từ sông đưa ra biển rất nhỏ và sự giảm phot pho  do đắp đập trên lưu vực không lớn. Tổng lượng photpho và nitơ của các sông Trung Hoa và Hàn Quốc, kể cả Trường Giang và Hoàng Hà, đổ vào biển Đông Trung Hoa tương ứng  là 9 tỉ và 100 tỉ moles và tỉ số N/P là 111, lớn hơn nhiều tỷ số Redfield N/P là 16, thích ứng với quá trình tạo năng suất sơ cấp của thực vật nổi. Do vậy,  nguồn photpho nghèo kiệt,  trong khi nitơ thừa dư trong nước nguồn gốc sông. Lớp trầm tích mặt đáy biển ven bờ vốn khá giàu phot pho nguồn gốc sinh vật. Nguồn photpho quan trọng trong nước tầng mặt  để thực vật nổi  phát triển được cung cấp nhờ hoạt động của nước trồi thẳng đứng từ đáy lên, liên quan đến cơ chế cân bằng nước-muối do có nguồn  nước ngọt từ sông đưa ra. Nguồn nước ngọt ra biển sẽ giảm nhiều khi đập Three Gorges  trên sông Trường Giang được hoàn thành. Nếu  dòng chảy sông giảm  10% thì sẽ làm giảm trao đổi nước  theo mặt cắt ngang thềm lục địa  khoảng 9%, dựa trên cân bằng nước- muối nêu trên. Do vậy, nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là muối photpho giảm mạnh trong nước tầng mặt, năng suất sơ cấp và sản lượng cá  sẽ giảm tương ứng. Tình hình này tương tự với  sự kiện El Nino  khô nóng và mưa ít làm dòng nước ngọt từ sông ra giảm hẳn và  lượng cá đánh bắt cũng giảm theo. Ví dụ, ở biển Đông Trung Hoa, sau El- Nino 1982-1983,  sản lượng loài cá thương phẩm quan trọng  Navodon sepient  giảm trên 60%, tương ứng lượng mưa ven bờ giảm 50%.

Tình hình ở nước ta

ở  nước  ta, việc đánh giá ảnh hưởng của các đập  đến môi trường hồ chứa, thượng lưu và hạ nguồn  đã được quan tâm, nhưng ảnh hưởng của chúng tới môi trường cửa sông và vùng biển ven bờ còn ít được xem xét. Từ sau năm 1975, việc xây dựng các hồ và đập chứa phát triển khá mạnh. Đến nay, cả nước có khoảng trên 650 hồ, đập chứa cỡ lớn và vừa;  trên 3500 hồ, đập chứa cỡ nhỏ. Các hồ, đập chứa đa mục tiêu, chủ yếu phục vụ phát điện và chống lũ lụt. Lớn nhất là đập Hoà Bình được khởi công năm 1979, bắt đầu vận hành năm 1989. Đập có dung tích chứa nước 9,5x109 m3 nước, lượng trữ nước thường xuyên 5,6 x109 m3, sản xuất  điện 7,8x109 kWh , cung cấp 40% năng lượng điện cho cả nước và  có thể giảm mức lũ Hà Nội  năm 1971 từ 14,8m xuống 13,3m. Các nhu cầu sử dụng khác về mùa khô như  nước sinh hoạt, nước tưới, lưu thông thủy lợi, chống ô nhiễm, khống chế mặn  rất đáng kể , nhưng chỉ là sản phẩm phụ.

Các đập thủy điện thường có sức chứa lớn, tập trung trên lưu vực sông Hồng và Đồng Nai. Tổng khối của 5 đập thủy điện  lớn nhất về sức chứa  gồm Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Thác Mơ và Đa Nhim  là 18,5km3. Các đập trữ nước tưới và các mục tiêu khác phổ biến trên các lưu vực sông miền Trung và các nơi khác có sức chứa không lớn, lớn nhất là đập Dầu Tiếng ở Tây Ninh, trên sông Sài Gòn với sức chứa 1,5 km3.  So với tổng lượng nước mặt của tất cả các sông là 890 km3/năm (nguồn từ ngoài Việt Nam là 555 km3/năm),  thì lượng lưu giữ nước trên các hồ, đập chứa của ta không lớn lắm. Tuy nhiên,  sự thay đổi phân bố dòng chảy mùa do vận hành của các đập  tạo nên biến động lớn điều kiện môi trường sinh thái cửa sông ven bờ, nhất là nhiễm mặn về mùa khô đối với các đập có chức năng chính là tưới và  khi mà chúng ta không có khả năng kiểm soát được hoạt động của các đập chứa ngoài lãnh thổ. Có lẽ xâm nhập mặn mùa khô tăng mạnh gần đây ở vùng cửa sông Cửu Long  liên quan tới các đập trữ nước tưới trên lưu vực thuộc địa phận Trung Quốc và 1,7 triệu hecta đất bị nhiễm mặn hiện nay  ở đồng bằng này có thể tăng lên 2,2 triệu hecta nếu thiếu các giải pháp quản lý tích cực.

Tổng lượng  lưu giữ nước của các đập thủy điện chưa lớn, nhưng khả năng bẫy giữ trầm tích của chúng đã rất lớn. Chỉ riêng đập Hoà Bình hàng năm lưu giữ trong lòng hồ một khối lượng rất lớn, trên dưới 50 x106 m3 bùn cát, trong khi tải lượng bùn cát của sông Đà nhiều năm trước đây là 53 x106 tấn/năm.  Sự kiện này có thể liên quan đến  gia tăng cường độ xói lở bờ biển Hải Hậu ở ven bờ châu thổ sông Hồng, mặc dù  hơn mười năm qua khu vực này ít bão so với trước. Tại đây, so sánh  hai giai đoạn 1991-2000 và 1965-1990, trung bình trên chiều dài gần 20km  tốc độ xói lở tăng từ 8,6m/năm lên 14,5m/năm và diện tích xói sạt tăng từ 17 ha/năm lên 25ha/năm. Mặc dù chưa có những khảo sát, đánh giá định lượng và đầy đủ nhưng có thể thấy sự thiếu hụt bùn cát từ lục địa ra biển do bị lưu giữ lại  ở đáy các hồ, đập chứa là một trong những nguyên  nhân quan trọng góp phần gây xói lở bờ biển nước ta hiện đang có qui mô rộng, cường độ lớn.

Các hồ, đập chứa còn nhiều hạn chế về khả năng ngăn ngừa, phòng chống lũ lụt  và có thể tác động hai mặt đến lũ lụt. Chúng có khả năng cắt lũ nhỏ và giảm mức lụt tối đa, nhưng lại có thể tích luỹ tiềm năng gây lũ lụt. Vào mùa khô ở ven bờ Trung Bộ, các đập chứa trên lưu vực làm giảm đáng kể lượng chảy ra ở các cửa sông và cửa đầm phá, tạo điều kiện cho quá trình bờ bồi cạn, thậm chí lấp kín các cửa này, làm cản thoát nước và gây lũ ngập ven bờ vào mùa mưa lũ tiếp theo. Đập Hoà Bình giảm mức lụt tối đa, nhưng làm đê phải ngăn giữ mức nước cao kéo dài, bão hoà nước và giảm độ bền, nên dễ vỡ  gây ngập lụt. Do cắt lũ, tốc độ dòng cực đại ở  hạ lưu và cửa sông ven bờ giảm đi, dẫn đến phát triển nhanh các tích tụ chắn cửa như đang xảy ra ở cửa Đáy và bồi tụ nhanh nâng cao đáy lòng sông bị kẹp giữa hai hệ thống đê. Vì vậy, tiềm năng ngập lụt và vỡ đê ngày càng tăng.

Gần đây, nguồn lợi nghề cá vùng biển ven bờ có xu hướng giảm rõ rệt do nhiều lý do, trong đó phát triển mạnh đập chứa trên thượng nguồn có thể là một nguyên nhân quan trọng. Theo tài liệu của Bộ thuỷ sản (1996), đập Hoà Bình  làm mất bãi đẻ và  chặn đường di cư sinh sản của  nhiều loài cá kinh tế trong đó có cá  mòi, cá cháy sống ở biển,  làm  mất 500 triệu cá bột, làm giảm 50% trữ lượng tôm, cua cá, nước lợ và biển nông. Sản lượng cá cháy ở sông Hồng, cửa Ba Lạt , cửa Bạch Đằng trong 1962-1964 là 8-15 nghìn tấn/ năm, đến nay không còn khai thác.  Sản lượng cá mòi trên sông Hồng trong  thời gian 1964- 1979 là  40-356 tấn/năm, đến nay cũng không còn khai thác. Nguồn lợi mỏ tôm Cát Bà- cửa Ba Lạt giảm 50% so với trước đắp đập Hoà Bình.  Sau đắp đập cửa Hà trên sông Châu Trúc (Bình Định) cá chình, cá dày và tôm sú giảm rõ rệt ở khu vực đầm Thị Nại. Đập cửa Lạch Bạng, Thanh Hoá, xây dựng năm 1977 lấy nước  tưới cho 1500ha ruộng lúa, nhưng nước đập bị nhiễm mặn không dùng được. Thêm vào đó, 1050ha phía bắc cửa thuộc huyện Tĩnh Gia bị úng ngập về mùa lũ; kênh nhà Lê nối Lạch Bạng với Lạch Ghép bị bồi lấp không sử dụng được; các đầm nuôi nước lợ khu vực cửa bị huỷ bỏ và nguồn lợi tôm cá ở khu vực Hòn Mê phía ngoài bị giảm hẳn. Đến nay, đập Lạch Bạng đã bị loại bỏ. Tình trạng tương tự có thể thấy ở  các khu vực cửa sông ven bờ Trung Bộ, nơi phổ biến các đập trữ  nước tưới và sinh hoạt, làm giảm  nguồn nước ngọt và dinh dưỡng ra biển. 

Trước đây,  trong nhận thức của nhiều người việc xây dựng các con đập lớn chỉ đồng nghĩa với tiến bộ và phát triển kinh tế, được xem như là biểu tượng của hiện đại hoá  và khả năng chinh phục thiên nhiên. Đến nay, bản chất và quy mô tác động  của chúng trên lưu vực đến cộng đồng và tài nguyên, môi trường, kể cả vùng biển ven bờ đã trở thành chủ đề tranh luận gay gắt. Người ta ngày càng phát hiện thêm và nhận thức rõ hơn những thiệt hại do đắp đập gây ra. Tác động nghiêm trọng do đập trong tương lai và  những nỗ lực cho nguồn nước và điện năng không cần đập đã được  nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế xem xét nghiêm túc. ở nước ta, nhu cầu sử dụng nước cho điện năng, công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt sẽ còn tăng mạnh và trong tương lai gần một số đập mới, trong đó có đập  Sơn La  sẽ được xây dựng. So với nhiều nước, sự căng thẳng về tài nguyên nước ngọt của ta chưa phải là lớn. Tuy nhiên, những bài học đắt giá của những nước đã trải qua cao trào xây đập rất đáng được tham khảo và  tác động  môi trường của đập trên lưu vực nói chung và ở vùng cửa sông, ven bờ biển nói riêng  cần được đánh giá kỹ lưỡng để có những ứng xử thích hợp.

Оффлайн Bamboo

  • Бывалый
  • ***
  • Сообщений: 187
  • Карма: 7
  • Пол: Мужской
Re: Помогите!!!
« Ответ #1 : 01 Июня 2006 17:02:37 »
Привет, Ngoc!
Я страюсь тебе помочь. Но только постепенно, т.е. не очень быстро, ладно? (Я вьетнамец, в прошлом я учился в Ленинграде) и я извиняюсь за свой русский язык. Я пишу большими буквами потому что это быстрее.

Вот  маленкая первая часть

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC ĐẾN
MÔI TRƯỜNG VÙNG CỬA SÔNG VÀ VEN BỜ
ВЛИЯНИЕ ИСКУСТСТВЕННЫХ ВОДОХРАНИЛИЩ (ОЗЕР) НА ОКРУЖАЮ. СРЕДУ В РАЙОНЕ НИЖНЕГО КОНЦА РЕКИ У МОРЯ

Việc đắp đập trữ nước trên thế giới đã có từ lâu nhưng đến thế kỷ 20 nó trở thành một trào lưu. Đắp đập trữ nước vừa mang lại lợi ích rất to lớn nhưng đồng thời cũng mang đến hậu quả xấu không nhỏ.
СОЗДАНИЕ ВОДОХРАНИЛИЩ ИЗВЕСТНО В МИРЕ ДАВНО, НО СТАЛО ПОПУЛЯРНЫМ ЛИШЬ ТОЛЬКО В ХХ ВЕКЕ. ЭТО ДЕЛО ПРИНОСИТ И ПОЛЬЗУ И ВРЕД ЧЕЛО-ВУ

Việt Nam ta việc đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa đến môi trường thượng lưu và hạ nguồn đã có nhưng đánh giá ảnh hưởng đến môi trường cửa sông và vùng ven biển còn ít được xem xét. So với nhiều nước, sự căng thẳng về tài nguyên nước ngọt của ta chưa phải là lớn. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy ta cần có đánh giá tác động môi trường kỹ lưỡng của đập lên lưu vực nói chung và ở vùng cửa sông, ven bờ biển nói riêng để có những ứng xử thích hợp.
ВО ВЬЕТНАМЕ ОЦЕНКА ВЛИЯНИЯ ИСКУСТСТВЕННЫХ ВОДОХРАНИЛИЩ (ОЗЕР) НА ОКРУЖАЮ. СРЕДУ УЖЕ ИМЕЕТСЯ, НО ОЦЕНКА ВЛИЯНИЯ ИМЕННО НА РАЙОНЫ НИЖНЕГО КОНЦА РЕКИ У МОРЯ И ТАКЖЕ МОРСКОГО ПОБЕРЕЖЬЯ ПОКА МАЛО СДЕЛАНА. ПО СРАВНЕНИЮ С СТРАНАМИ МИРА ВО ВЬЕТНАМЕ НАПРЯЖЕННОСТИ С ПРЕСНОЙ ВОДОЙ НЕТ, НО ВСЁ ЖЕ ИЗУЧЕНИЕ ЭТОГО ДЕЛА ЯВЛЯЕТСЯ ВАЖНЫМ


Một trào lưu của thế kỷ 20.
МОДА 20 ВЕКА

Từ xa xưa con người đã biết  đắp đập trữ nước, chủ yếu dùng cho sinh hoạt và nông nghiệp. Dấu   tích các đập  ít nhất từ 3000 năm trước công nguyên đã tìm thấy ở Jordan, Ai Cập và vùng Trung Đông. Nhưng chỉ đến nửa sau của thế kỷ 20,  xây đập mới trở thành một trào lưu mạnh mẽ  do nhu cầu phát triển công nghiệp, thuỷ điện và phòng chống  lũ lụt.
ИЗДАВНА ЧЕЛОВЕК УЖЕ ЗАНИМАЕТСЯ ЭТИМ ДЕЛОМ, ЧТОБЫ ЗАПАСТИСЬ ВОДОЙ ДЛЯ БЫТА И СЕЛЬХОЗЯЙСТВА. ОСТАТКИ ТАКИХ ОЗЁР, ПОСТРОЕННЫХ 3000 ЛЕТ ДО Н.Э. НАЙДЕННЫ В Jordan, ЕГИПТЕ, НА БЛ.ВОСТОКЕ, НО ТОЛЬКО В 20 ВЕКЕ ЭТО ДЕЛО СТАЛО МАССОВЫМ ИЗ-ЗА НУЖДЫ ПРОМЫШЛЕННОСТИ, ГЭС И БОРЬБЫ С НАВОДНЕНИЕМ
 Theo thống kê năm 1998 của Uỷ ban đập nước thế giới (WCD),  nhân loại đã xây dựng 47655 đập  nước lớn ở trên 150 nước. Năm nước có nhiều đập nhất là Trung Quốc 22000 cái, Hoa Kỳ  6575 cái, ấn Độ 4291 cái, Nhật Bản 2675 cái và Tây Ban Nha  1196 cái. Theo khu vực, đứng đầu là châu á   với 31340 cái, tiếp theo là Tây Âu 4277 cái, châu Phi 1269 cái, Đông Âu 1203 cái, Nam Mỹ 979 cái, Bắc và Trung Mỹ 801 cái,  châu úc và các  nước châu  á  gần cạnh 577 cái. ở lân cận Việt Nam, ngoài Trung Quốc,  Thái Lan có 204 cái, Lào 1 cái và Campuchia 1 cái.
ПО ДАННЫМ 1998Г ОТ М/Д-НАРОДНОЙ ОРГАНИЗАЦИИ ДАМБ (WCD), В МИРЕ ИМЕЮТСЯ 47655 ИСКУСТ ДАМБ (ОЗЁР) В 150 СТРАНАХ. ПЕРВАЯ ПЯТЁРКА: КИТАЙ (22000), США (6575), ИНДИЯ (4291), ЯПОНИЯ  (2675), ИСПАНИЯ (1196). ПО РЕГИОНАМ: АЗИЯ 31340, ЗАПАДНАЯ ЕВРОПА 4277, ВОСТОЧ ЕВРОПА 1203,... В СОСЕДЯХ ВЬЕТНАМА: ТАИЛАНД 204, ЛАОС И КАМБОДЖА ПО 1...
  Thời gian xây dựng các đập thường 5-10 năm và trung bình  mỗi năm thế giới có  thêm 160-320 đập mới. Việc xây đập tăng nhanh đến mức chóng mặt  vào những năm 70, khi  mỗi ngày có 2 hoặc 3 đập lớn được hoàn thành ở nơi nào đó trên thế giới.  Vào những năm 90, trung bình mỗi năm chi phí  32-46 tỉ  USD để xây dựng các đập lớn, mà bốn phần năm số đập  ở các nước đang phát triển với kinh phí đầu tư 22-31 tỉ USD.
ВРЕМЯ ПОСТРОЕНИЯ ОДНОЙ  ДАМБЫ 5-10 ЛЕТ. КАЖДЫЙ ГОД В МИРЕ ПОЯВЛ-СЯ 160-320 HOВЫХ. СТРОИТЕЛЬСТВО РОСЛО СИЛЬНО В 70-ЫХ ГОДАХ, КАЖ. ДЕНЬ ПОЯВЛ-СЯ 2-3 HOВЫХ ДАМБ. В 90-ЫХ ГОДАХ МИР ТРАТИТ КАЖДЫЙ ГОД 32-46 МЛРД US$ НА СТРОИТ. БОЛЬШИХ ДАМБ, 4/5 КОЛИЧ ДАМБ ПРИХОДИТСЯ НА РАЗВИВАЮЩИЕСЯ СТРАНЫ СО СУММОЙ 22-31 МЛРД US$
« Последнее редактирование: 01 Июня 2006 18:50:08 от Bamboo »

Оффлайн Bamboo

  • Бывалый
  • ***
  • Сообщений: 187
  • Карма: 7
  • Пол: Мужской
Re: Помогите!!!
« Ответ #2 : 01 Июня 2006 18:51:49 »
Lợi ích to lớn.
ВЕЛИКАЯ ПОЛЬЗА

Trong  thế kỷ 20, các  đập lớn được coi là một trong những công cụ hiệu quả nhất đối với việc sử dụng và quản lý tài nguyên nước. Hơn 45 nghìn đập lớn đã thực sự đóng vai trò quan trọng trợ giúp nguồn nước cho cộng đồng và  phát triển kinh tế,  sản xuất lương thực, cung cấp điện năng, phòng chống lũ lụt và dùng trong sinh hoạt. ở  châu á, mục tiêu sử dụng đập chứa  bao gồm  tưới  63%, thuỷ điện 7%, trữ nước 2%, ngăn ngừa lũ lụt 2%,  đa mục tiêu 26% và  các mục đích khác 4%.
В 20 ВЕКЕ БОЛЬШИЕ ДАМБЫ РАССМАТРИВАЮТСЯ КАК ЭФФЕКТИВ. ИНСТРУМЕНТ ДЛЯ УПРАВЛЕНИЯ ВОДНЫМИ РЕСУРСАМИ. 45 ТЫСЯЧ БОЛЬШИХ ДАМБ ПОМОГАЮТ ЭКОНОМИКЕ, ПРОИЗВОДСТВУ ПРОДОВОЛЬСТВИЯ И ЭЛЕКТРОЭНЕРГИИ, БОРЬБЕ С НАВОДНЕНИЕМ... В АЗИИ 63% ДАМБ ИСПОЛЗУЮТСЯ ДЛЯ СНАБЖЕНИЯ ВОДЫ СЕЛЬХОЗЯЙСТВУ, ДЛЯ ГЭС 7%, ДЛЯ БОРЬБЫ С НАВОДНЕНИЕМ 2%, ДЛЯ ЗАПАСА ВОДЫ 2%...

Các đập chứa đáp ứng một nhu cầu rất lớn nước tưới và sinh hoạt. Một nửa số đập chứa dùng cho tưới hoặc ban đầu là tưới và 30-40% của 271 triệu hecta đất được tưới nhờ vào đập, đóng góp 12-16% tổng lương thực thế giới.
БОЛЬШЕ ПОЛОВИНЫ ДАМБ ИСПОЛЬ-СЯ ДЛЯ СНАБЖЕНИЯ ВОДЫ СЕЛЬХОЗЯЙСТВУ И 30-40% ОТ ОБЩЕГО 271 МЛН ГЕКТАРОВ ЗЕМЛИ ПОЛУЧАЮТ ВОДУ ТАКИМ ПУТЁМ И ЭТО ПРИНОСИТ 12-16% ОБЩЕГО КОЛИЧ СЕЛЬХОЗ ПРОДУКЦИИ В МИРЕ

Dân số thế giới trên 6 tỷ và mỗi người cần có 50lít nước ngọt sinh hoạt mỗi ngày hay hơn 18,25m3/năm. Ngày nay,  mỗi năm nhân loại cần 3800km3 nước ngọt, gấp hai lần so với 50 năm trước.  Trong đó, 67% nước cho nông nghiệp, 19% cho công nghiệp, 9% cho dân dụng và sinh hoạt. Vào năm 2025 sẽ có  3,5 tỷ người sống ở vùng thiếu nước, gấp 6,5 lần hiện nay.
В МИРЕ 6 МЛРД ЧЕЛОВЕК (?), КАЖДОМУ НУЖНЫ 50 ЛИТРОВ В ДЕНЬ ИЛИ 18,25m3/ГОД. ВСЕМУ ЧЕЛОВЕСЧЕСТВУ НУЖНЫ 3800km3 ПРЕСНОЙ ВОДЫ В ГОД, ЭТО В 2 РАЗА БОЛЬШЕ ЧЕМ 50 ЛЕТ НАЗАД. В ТОМ ЧИСЛЕ 67% ДЛЯ СЕЛЬХОЗЯЙСТВА, 19% ДЛЯ ПРОМЫШ., 9% ДЛЯ БЫТА. В 2025 ОЖИДАЕТСЯ, ЧТО 3,5 МЛРД ЧЕЛОВЕК БУДУТ НЕ ХВАТАТЬ ВОДЫ, Т. Е. В 6,5 РАЗ БОЛЬШЕ, ЧЕМ СЕЙЧАС

Nhu cầu điện năng vẫn còn rất lớn. Thế giới có khoảng 2 tỷ ngưòi nghèo ở nông thôn và ở cả thành thị chưa được dùng điện. Thuỷ điện đã cung cấp 19% điện năng  ở  hơn 150 nước trên thế giới, trong đó  có 24 nước dựa  90%  vào nguồn điện năng này.
2 МЛРД БЕДНЫХ В ГОРОДАХ И ДЕРЕВНЯХ МИРА НЕ МОГУТ ПОЛЬЗОВАТЬСЯ ЭЛЕКТРОЭНЕРГИЕЙ. ГЭС СНАБЖАЮТ 19% МОЩНОСТИ ОБЩЕЙ ЭЛЕКТРОЭНЕР В 150 СТРАНАХ. ИМЕЮТСЯ 24 СТРАНЫ ГДЕ ГЭС СНАБЖАЮТ БОЛЬШЕ 90% ОБЩЕЙ ЭЛЕКТРОЭНЕР   

Lũ lụt là một trong những thiên tai kinh hoàng nhất của nhân loại. Vào những năm từ 1972 đến 1996, lũ tác động đến cuộc sống của hàng trăm triệu người,  gây hại hơn bất kỳ một tai hoạ nào, kể cả chiến tranh, hạn hán và nạn đói.  Với số lượng đập trữ nước lớn hiện có, chúng đã đóng vai trò tích cực phòng chống lũ lụt và góp phần giảm nhẹ thiên tai này.
НАВОДНЕНИЕ ЭТО УЖАСНАЯ СТИХИЯ. В 1972-1996 ГГ НАВОДНЕНИЕ ВРЕДИТ ЖИЗНИ СОТНЯМ МЛН ЛЮДЯМ И ДАМБЫ ИГРАЮТ ВАЖ РОЛЬ В БОРЬБЕ С ЭТОЙ СТИХИЕЙ...

Các đập chứa còn mang lại một số lợi ích khác như điều hoà  khí hậu, tăng quỹ đất ngập nước và  nghề cá nước ngọt. Trong số 957  khu đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế (Ramsar Site)  vào cuối 1998,  có 10% là  khu đất ngập nước hồ nhân tạo bên cạnh 25% khu đất ngập nước hồ tự nhiên.
ДРУГИЕ ПОЛЬЗЫ: БЛАГОПРИЯТНОЕ ВОЗДЕЙСТВИЕ НА КЛИМАТ, ВЫРАЩИВАНИЯ РЫБ...

« Последнее редактирование: 01 Июня 2006 18:53:58 от Bamboo »

Оффлайн Radiofizik

  • Профессионал
  • ****
  • Сообщений: 380
  • Карма: 15
  • Пол: Мужской
Re: Помогите!!!
« Ответ #3 : 01 Июня 2006 23:29:42 »
Я страюсь тебе помочь. Но только постепенно, т.е. не очень быстро, ладно? (Я вьетнамец, в прошлом я учился в Ленинграде) и я извиняюсь за свой русский язык. Я пишу большими буквами потому что это быстрее.
Глядя со стороны, искренне восхищен вашим великодушием. Позвольте выразить вам почтение!!!
harze qyababe chi...

Оффлайн Bamboo

  • Бывалый
  • ***
  • Сообщений: 187
  • Карма: 7
  • Пол: Мужской
Re: Помогите!!!
« Ответ #4 : 02 Июня 2006 11:52:50 »
Спасибо, Radiofizik, за ваши слова поощрения для меня. Хотя, думаю, в русском инете есть лучшие работы российских учёных по этой проблеме. А этот материал немного устарел.
Продолжаю переводить

Оффлайн Bamboo

  • Бывалый
  • ***
  • Сообщений: 187
  • Карма: 7
  • Пол: Мужской
Re: Помогите!!!
« Ответ #5 : 02 Июня 2006 11:54:54 »
Tác động nghiêm trọng
СЕРЁЗНЫЕ ПОСЛЕДСТВИЯ

                   Lợi ích các đập rất lớn, nhưng hậu quả của chúng ngày càng được đánh giá là nghiêm trọng và có thể nhân loại chưa nhận thức hết được. Tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do chúng gây ra  không chỉ ở trên lưu vực, mà còn rất lớn ở vùng cửa sông ven bờ, không chỉ ở qui mô địa phương,  mà còn ở qui mô khu vực, toàn cầu. . Về phương diện dân sinh-kinh tế, các công trình đập có những tác động trực tiếp, làm khoảng  40-80 triệu người phải di dời  cùng với những thiệt hại có thể, hoặc không thể bù đắp được về  tài sản, cơ sở hạ tầng, văn hoá cộng đồng, những mất mát tại chỗ về tài nguyên  nhân văn và  thiên nhiên.  Mất mát tài nguyên thiên nhiên và tác động tiêu cực về môi trường sinh thái  không chỉ tại chỗ, mà trên toàn lưu vực, kể cả thượng nguồn, hạ nguồn và  vùng biển ven bờ mà trên 60% tác động không được tính đến khi thiết kế đập.
 
ПОСЛЕДСТВИЯ СТРОИТЕЛЬСТВА ЭТИХ ДАМБ УЗНАЮТСЯ ВСЁ БОЛЬШЕ И БОЛЬШЕ. НЕКОТОРЫЕ ПРОСТО НЕПРЕДСКАЗУЕМЫ. НЕГАТИВНЫЕ ПОСЛЕДСТВИЯ НА ОКРУЖ СРЕДУ НАБЛЮДАЮТСЯ И В ДЕЛЬТЕ РЕКИ, И У КОНЦА РЕКИ НА ВЫХОДЕ К МОРЮ. ОНИ НОСЯТ РЕГИОНАЛЬНЫЙ И ГЛОБАЛЬНЫЙ ХАРАКТЕР...
40-80 МЛН ЧЕЛОВЕК ПРИШЛОСЬ ЭВАКУИРОВАТЬСЯ ИЗ РАЙОНОВ СТРОИТЕЛЬСТВА. ЭТО НЕ ТОЛЬКО ПОТЕРИ ИМУЩЕСТВ, ИНФРАСТРУКТУР... НО  И НЕПОПРАВИМЫЕ ПОТЕРИ КУЛЬТУРНЫХ ЦЕННОСТЕЙ, ТРАДИЦИЙ... СООБЩЕСТВ ЭТИХ ЛЮДЕЙ. ВООБЩЕ ДО 60% ПОСЛЕДСТВИЙ НЕ БЫЛИ УЧТЕННЫ ПРИ ПРОЕКТИРОВАНИИ ДАМБ...

Hiện nay, những biến động môi trường toàn cầu liên quan đến nhân tác ở tầm vĩ mô thuộc về hai vấn đề quan trọng nhất. Thứ nhất là  biến đổi khí hậu, trong đó  có gia tăng khí nhà kính làm trái đất nóng lên do hoạt động công nghiệp và phá rừng. Thứ hai là sự suy giảm  nghiêm trọng  nguồn vật chất từ lục địa   đưa ra biển do sông chuyển tải, bao gồm nước, trầm tích và dinh dưỡng.

 В ГЛОБАЛЬНОМ ПЛАНЕ У НАШЕЙ ЗЕМЛЬИ 2 УГРОЗЫ: ЭТО Т. Н. "ПАРНИКОВЫЙ ЭФФЕКТ", СВЯЗАННЫЙ С РАЗВИТИЕМ ПРОМЫШЛЕННОСТИ И РАЗРУШЕНИЕМ ЛЕСОВ И ЭТО СЕРЬЁЗНОЕ УМЕНЬШЕНИЕ ПЕРЕНОСА ВСЯКИХ ВЕЩЕСТВ ИЗ КОНТИНЕНТОВ НА ОКЕАНЫ С ПОМОЩЬЮ РЕК 

 Mặt trái đất được chia thành ba đới cơ bản là lục địa, dải ven bờ và đại dương. Dải ven bờ theo quan điểm  về tương tác lục địa và đại dương ở dải ven bờ (LOICZ) bao gồm cả vùng  thềm lục địa. Đây là nơi tập trung tài nguyên thiên nhiên, dân số và các cơ sở kinh tế quan trọng nhất của nhân loại.  Hàng năm,  một lượng nước ngọt khổng lồ từ lục địa đổ ra dải ven bờ, mang theo 13,5 x 109 tấn vật chất rắn lơ lửng, 1,5 x109 tấn vật liệu di đáy và 4 x109 tấn vật chất tan. Quá trình tương tác và trao đổi vật chất giữa lục địa và đại dương ở dải ven bờ tạo nên một thế cân bằng động về môi trường, sinh thái và cơ cấu tài nguyên thiên nhiên. Quá trình này đã xảy ra hàng trăm triệu năm trong những hoàn cảnh cổ địa lý khác nhau và  trạng thái hiện tại cơ bản được thiết lập trong  6-8 nghìn năm qua.

НАША ПЛАНЕТА ДЕЛИТСЯ НА ТРИ ЧАСТИ: СУХАЯ ЗЕМЛЬЯ, ОКЕАН И РАЙОНЫ МОРСКОГО ПОБЕРЕЖЬЯ (LOICZ). ИМЕННО В ЭТИХ РАЙОНАХ СОСРЕДОТОЧЕНЫ БОЛЬШОЕ КОЛ-ВО НАСЕЛЕНИЯ И ВАЖННЕЙШИХ ЭКОНОМИЧЕСКИХ ОБЪЕКТОВ МИРА. КАЖ ГОД РЕКИ ВЫНОСЯТ НА ОКЕАНЫ 13.5*10e+09 ТОНН ТВЁРДЫХ ВЕЩЕСТВ (ПЛАВАЮЩИХ В ВОДЕ);  1.5*10e+09 ТОНН ВЕЩЕСТВ, ПЕРЕМЕЩАЮЩИХСЯ НА ДНЕ РЕК; И 4* 10e+09 ТОНН PACTBOPИMЫX ВЕЩЕСТВ.  ПРОЦЕССЫ ВЗАИМООБМЕНA ВЕЩЕСТВ МЕЖДУ ЗЕМЛЬЕЙ И МОРЕМ ПРОИСХОДЯТ УЖЕ СОТНИ МЛН ЛЕТ И НЫНЕШНЕЕ СОСТОЯНИЕ ДИНАМИЧЕСКОГО БАЛАНСА БЫЛО УСТАНОВЛЕНО ПРИМЕРНО  6-8 ТЫСЯЧ ЛЕТ...

 Chỉ vào nửa sau thế kỷ 20, các đập, bồn chứa nội địa và nước tưói đã làm giảm 60% nước sông và kèm theo là một lượng rất lớn chất rắn và hoà tan bị lưu giữ lại lục địa.  Phân bố của phần còn lại khi đưa ra biển cũng bị thay đổi  sâu sắc.  Sự mất đi đột ngột một  lượng rất lớn nước ngọt, trầm tích và dinh dưỡng đưa ra dải ven bờ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như xói lở bờ biển,  xâm nhập mặn, thay đổi chế độ thủy văn, mất nơi cư trú  và bãi giống, bãi đẻ của sinh vật, suy kiệt dinh dưỡng và giảm  sức sản xuất của vùng biển ven bờ, dẫn đến thiệt hại lớn về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản đánh bắt, nuôi trồng.

ТОЛЬКО ВО ВТОРОЙ ПОЛОВИНЕ ХХ ВЕКА ВСЯКИЕ ИСКУСТВЕННЫЕ ОЗЕРА УМЕНЬШАЛИ ДО 60% ОБЪЕМА ВОДЫ В РЕКАХ И ЗАДЕРЖИВАЛИ НА КОНТИНЕНТАХ ОГРОМНОЕ КОЛ-ВО ВЕЩЕСТВ. СОСТАВ ОСТАЛЬНОГО КОЛ-ВА  ВЕЩЕСТВ ТОЖЕ СИЛЬНО ИЗМЕНИЛСЯ. ТАКИЕ ПОТЕРИ ПРИВОДЯТ К РАЗРУШЕНИЮ МОРСКИХ БЕРЕГОВ МОРСКОЙ ВОДОЙ, ПРОНИКНОВЕНИЕ СОЛЁННОЙ ВОДЫ ВО ВНУТРЬ ЗЕМЛЬИ, ИЗМЕНЕНИЕ ГИДРАВЛИЧЕСКОГО РЕЖИМА (hydrography), ПОТЕРИ ИСТОЧНИКОВ ПИТАНИЯ ДЛЯ ВСЯККИХ БИОЛОГИЧЕСКИХ ОРГАНИЗМОВ (ОСОБЕННО РЫБ...)
« Последнее редактирование: 03 Июня 2006 16:26:40 от Bamboo »

Оффлайн Bamboo

  • Бывалый
  • ***
  • Сообщений: 187
  • Карма: 7
  • Пол: Мужской
Re: Помогите!!!
« Ответ #6 : 02 Июня 2006 17:39:54 »
Ví dụ rõ rệt nhất  là ở  vùng cửa sông Hoàng Hà,  một trong những con sông lớn nhất thế giới.  Lưu lượng nước và trầm tích của sông này giảm mạnh từ những năm 1950 do 200 hệ thống nước tưới và 8 đập lớn  nước tưói và thuỷ điện dọc sông.  Tại Trạm  thuỷ văn  Lijin cách cửa sông  105km, tải lượng nước 49,1km3/năm vào những năm 50  chỉ còn 15,4km3/năm vào những năm  90. Tải lượng trầm tích 1,3 x 109 tấn/năm vào những năm 50 giảm xuống chỉ còn  0,287 x 109 tấn/năm vào những năm 90. Nước trên lưu vực sông Hoàng Hà dùng cho công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt 12,2 km3 vào những năm 50  tăng lên 30 km3 vào những năm  90.  Sự suy giảm nước và trầm tích của sông mạnh vào đầu những năm 70 chủ yếu do xây  đập chứa Sanmenxia, mạnh nhất vào những năm 90  khi  đập chứa Xiaolangdi lớn nhất trên sông được xây dựng  với dung tích chứa 12,7 tỉ m3 nước và chúng giữ lại hồ 9,75 tỉ tấn bùn cát. Hoàng Hà trở thành sông chảy theo mùa và không còn dòng chảy ở hạ lưu. Tại Trạm Lijin,  vào 1972 có 19 ngày trong năm, nhưng đến  năm 1997 có tới 226 ngày trong năm không có dòng chảy, dù rằng lượng mưa ở  trung và thượng lưu vào  những năm 90 gấp 1,7 lần những năm 50.

  ПРИМЕР ВЕЛИКОЙ РЕКИ ХУАНХЭ В КИТАЕ (Хуанхэ - Длина 5464 км. Площадь бассейна 752 443 кв.км. Сток в - Бохайское море): ОБЪЕМ ВОДЫ И КОЛИЧ ОСАДКА (sediment) БЫСТРО УМЕНЬШАЛИСЬ С 1950 ГОДОВ ИЗ-ЗА РАБОТЫ 200 СИСТЕМ ИРРИГАЦИИ И 8 ДАМБ ВДОЛЬ РЕКИ. ГИДРАВ-СТАНЦИЯ Lijin НАХОДЯЩАЯСЯ ОТ СТОКА РЕКИ 105km ЗАПИСАЛА УМЕНЬШЕНИЕ ОБЪЕМА ВОДЫ С 49,1km3/ГОД В 1950 ГОДАХ ДО 15,4km3/ГОД В СЕРЕДИНЕ 1990 ГОДОВ, ПЕРЕМЕЩЕНИЕ ОСАДКА УМЕНЬШИЛОСЬ С 1.3*10e+009 ТОНН/ГОД ДО 0.287*10e+009 ТОНН/ГОД ЗА ТОТ ЖЕ ПЕРИОД. БЫСТРОЕ УМЕНЬШЕНИЕ НАБЛЮДАЛОСЬ ПОСЛЕ ПОСТРОЕНИЯ ДАМБЫ Sanmenxia В 70 ГОДАХ. САМОЕ БЫСТРОЕ УМЕНЬШЕНИЕ НАБЛЮДАЛОСЬ В 90 ГОДАХ ПОСЛЕ ПОСТРОЕНИЯ САМОЙ БОЛЬШОЙ ДАМБЫ Xiaolangdi С ЁМКОСТЬЮ В 12,7 МЛРД КУБ МЕТРОВ И 9,75 МЛРД ТОНН ГРЯЗИ (mud) И ПЕСКА БЫЛО ЗАДЕРЖАННО В ЭТОМ ОЗЕРЕ. РЕКА ХУАНХЭ ПРЕВРАТИЛАСЬ В РЕКУ, КОТОРАЯ ТЕЧЁТ ПО СЕЗОНАМ И ПОЧТИ НЕТ ВОДЫ У СТОКА. В ГИДРАВ-СТАНЦИИ Lijin В 1972 БЫЛИ ТОЛЬКО 19 ДНЕЙ, НО В 1997 УЖЕ 226 ДНЕЙ НЕ БЫЛО ВОДЫ, ХОТЯ ДОЖДЕВОЙ ОСАДОК В 90 ГОДАХ В 1,7 РАЗА БОЛЬШЕ.

Ngoc

  • Гость
Re: Помогите!!!
« Ответ #7 : 03 Июня 2006 04:13:12 »
Спасибо большое! Можно подследнюю часть? Я почти сделала!!

Оффлайн Bamboo

  • Бывалый
  • ***
  • Сообщений: 187
  • Карма: 7
  • Пол: Мужской
Re: Помогите!!!
« Ответ #8 : 03 Июня 2006 14:16:25 »
Ngoc, ты тоже неплохо пишешь по-русски. Тебе пора самостоятельно завершить свою работу!. Я могу дать тебе несколько советов.
1. Не бойся ошибок!. Напр., в начале текста я не знал слово "сток" и я заменил на "нижний конец реки"!. Это смешно, конечно, но Русские преподаватели будут относиться с пониманием к нам, иностранцам.
2. Пользуйся словарём английского языка. Например:
"trạm thủy văn" по-английски: "hydrography station". Значит, по-русски "гидравлическая станция"
3. Почаще используй GOOGLE - мощный инструмент для поиска в инете. Например:
Китайскую реку "Hoàng Hà" нельзя перевести по буквам: "Хоанг Ха". По-русски такой реки нет!. Но с помощью GOOGLE на вьетнамском языке я узнал, что это вторая по протяжённости река Китая. Дальше, я искал слова "реки Китая" на GOOGLE но уже на русском языке и нашёл, что вторая река в Китае называется "Хуанхэ" и ещё массу другой информации о ней!
Желаю удачи! Tạm biệt.

Оффлайн Bamboo

  • Бывалый
  • ***
  • Сообщений: 187
  • Карма: 7
  • Пол: Мужской
Re: Помогите!!!
« Ответ #9 : 03 Июня 2006 16:47:26 »
Я проверил ёще раз. Оказывается, что "сток"  и "нижний конец реки" (на выходе к морю), это не одно и то же. Но вот "исток" - это точно "начало (верний конец) реки".
Может кто-нибудь нам объяснит?

Оффлайн Борода

  • Бывалый
  • ***
  • Сообщений: 174
  • Карма: 10
  • Пол: Мужской
    • Action: Don`t touch!
Re: Помогите!!!
« Ответ #10 : 07 Июня 2006 23:28:36 »
Я не лингвист, но вижу это так: "Исток" происходит от глагола "Истекать", то есть по-старорусски "Вытечь". Про воина, погибшего от ран говорят "Истёк кровью" - из него через раны (начало пути) вытекла кровь.
1612 - восстание Минина
1812 - изгнание Наполеона из России
2012 - ?
А вы знаете, что в России есть традиция - каждые 200 лет выгонять
"запрещено администрацией" из Крем�

Оффлайн L.C.

  • Профессионал
  • ****
  • Сообщений: 392
  • Карма: 8
  • Пол: Мужской
Re: Помогите!!!
« Ответ #11 : 11 Июня 2006 02:58:17 »
"нижний конец реки" - наверно, "устье реки".
oh, behave!

Оффлайн Bamboo

  • Бывалый
  • ***
  • Сообщений: 187
  • Карма: 7
  • Пол: Мужской
Re: Помогите!!!
« Ответ #12 : 11 Июня 2006 13:43:04 »
Да, так точно, L. C.! Это же "Mouth of the river".
И спасибо , Борода.
« Последнее редактирование: 11 Июня 2006 13:54:32 от Bamboo »